Chiến lược Cơ_chế_tự_vệ_của_động_vật

Xa tầm với

Một con sơn dương đang đứng trên vách núi cheo leoMột con vượn chọn môi trường sống trên cây, tránh xa tầm với của các loài dã thú

Một trong những chiến lược của con mồi để thoát khỏi nguy cơ đối mặt với những kẻ săn mồi là cố gắng ở ngoài tầm với của kẻ thù. Chúng có thể thực hiện chiến lược này bằng cách tiến hóa, chủ động chọn môi trường sống, chẳng hạn như các loài chim yến thường làm tổ yến ở những vách đá, hang đá cheo leo, dựng đứng đầy nguy hiểm[37] Một số loài chọn cách sống ở những vùng khắc nghiệt ít có động vật sinh tồn để không phải cạnh tranh, chẳng hạn như những động vật sa mạc, trên sa mạc, vào ban ngày trời nóng như thiêu đốt còn ban đêm thì lạnh giá băng, chính sức nóng rực lửa vào ban ngày đã giúp con mồi tồn tại[16], một số loài khác sống trên các cành cây cao vút và mỏng manh như các loài khỉ, một số khác thì chọn cuộc sống an toàn dưới lòng đất bằng hệ thống hang cho chúng đào, chẳng hạn như các loài chuột, chuột chũi, dúi, chuột sóc, sóc đất, rái cá cạn. Rắn thường là con mồi của chim ưng, chó sói, chồn một số loài rắn tận dụng sự nhanh nhẹn lẩn vào các hốc đá, hang sâu để trốn. Những con thông minh hơn thì thè lưỡi và nằm bất động để giả chết.

Loài thích lựa chọn vách núi chênh vênh để di chuyển, các loài dê hoang dã, chúng có sở thích leo trèo trên những vách đá hẹp chênh vênh và dốc đứng vì chúng muốn tránh khỏi sự đe dọa của những con thú săn mồi vẫn hay rình rập ở địa hình thông thường, và dê núi hoang dã là loài đã tiến hóa trong môi trường những vách đá dốc đứng. Dê núi dành phần lớn cuộc sống của chúng trên các vách đá, cuộc sống trên những vách đá lại mang lại cho chúng nhiều lợi ích, bao gồm cả việc có thể an toàn trước các kẻ thù trên mặt đất. Ưu điểm của dê chính là khả năng leo trèo, tốt hơn nhiều lần so với các loài động vật họ mèo như hổ, báo, mèo, cũng như các loài sói[38].

Các loài dê có cấu tạo cơ thể đặc biệt bẩm sinh, giúp trở thành bậc thầy về leo trèo, phần móng guốc chẵn, chẻ đôi thành 2 phần với các cạnh chắc chắn và cứng cáp. Ở giữa bộ móng guốc có khoảng trống đủ rộng và phần đệm thịt êm, cơ thể rắn chắc và rất cơ bắp. Phần thân trước chắc khỏe, đặc biệt là cơ vai, giúp chúng có thể kéo toàn bộ cơ thể lên phía trước khi leo trèo ở độ cao lớn, phần chi sau tuy không chắc khỏe bằng nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để giúp chúng có những bước nhảy chính xác và nhanh gọn. Guốc đôi giúp khả năng giữ thăng bằng tốt, đặc biệt ở địa hình hiểm trở và phần đệm thịt đóng vai trò giống lớp đế cao su tăng độ ma sát, bám chắc vào những diện tích tiếp xúc dù nhỏ nhất. Chúng không hề sợ hãi, có khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời.

Một số loài khỉ phát triển khả năng phòng vệ liên quan đến việc leo trèo. Chúng là một trong những loài có khả năng leo trèo tốt nhất thế giới và hầu hết chúng chọn môi trường sống trên những tán cây. Đối với loài khỉ, cái đuôi đóng vai trò rất quan trọng. Hầu hết loài khỉ sống trên cây, vì thế, để giữ thăng bằng khi nhảy từ cành cây này sang cành cây khác, khỉ sẽ phải nhờ đến cái đuôi của mình, cái đuôi có chức năng tương tự như bàn tay, có thể cầm nắm được, giúp chúng leo trèo qua các cành cây[39]. Trong khi đó, khi ở trên cây, chúng chỉ dùng 2 chi trước để chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. Trong trường hợp di chuyển trên cây, cái đuôi của loài khỉ giúp chúng giữ thăng bằng rất tốt[40].

Hầu hết các loài động vật hoạt động vào ban ngày trong khi đó các loài ăn đêm (nocturnal) thi hoạt động vào ban đêm, buổi tối khi các loài ăn thịt đã ngủ say. Chúng chủ yếu là kiếm ăn và ngủ vào ban ngày như thế sẽ giảm nguy cơ bị ăn thịt, hoặc do nhiệt độ ban ngày quá nóng và sự cạnh tranh của các loài động vật khác. Các loài động vật sống về đêm thường có các giác quan phát triển cao đối với thính giác, khứu giác, thị giác, xúc giác và đặc biệt là khả năng cảm nhận, đặc điểm này có thể giúp loài vật có thể lẩn tránh kẻ thù. Nhiều động vật có vú hoạt động vào ban đêm hay kiếm ăn đêm, để tránh loài săn mồi vào ban ngày, hoặc bởi vì ban ngày quá nóng không hoạt động được. Sống về đêm giúp ong như Apoica flavissima tránh bị săn bắt trong ánh sáng mặt trời dữ dội. Tuy vậy, nhiều loài săn mồi như hổ, báo, sư tử, sói cũng là động vật hoạt động về đêm.

Số đông

Bài chi tiết: Động vật xã hội
Một đàn cá đang bơi cùng nhau

Sống quần tụ theo bầy đàn là một loại tập tính quan trọng của các loài thú hoang dã, đoàn kết luôn là biểu tượng của sức mạnh. Sống theo bầy đàn giúp các loài thú tự bảo vệ trước kẻ thù hay thú ăn thịt cũng dễ dàng tìm bắt và tiêu diệt được nhiều con mồi hơn. Những con mồi cũng có thể tự bảo vệ bằng sự đoàn kết được đặc trưng bởi một lối sống theo bầy, theo đó giúp chúng gia tăng sự cảnh giác đối với kẻ thù chẳng hạn như một bầy nai sẽ có sự cảnh giác, chú ý cao hơn vì có nhiều cá thể quan sát hơn so với một cá thể nai đi lạc, tuy có bản năng cảnh giác và sợ sệt nhưng có thể chúng không bao quát như khi đi theo bầy. Thông thường những con thú ăn cỏ (thú móng guốc) có xu hướng tập hợp thành những đàn lớn và thậm chí có quy mô rất lớn, trong đó lý do tự vệ là nguyên nhân quan trọng.

Những đàn bò rừng, đàn trâu rừng khi gặp hổ, sói chúng sẽ tự vệ bằng các quây vòng, những con non và già yếu ở vòng trong, những con khỏe mạnh ở vòng ngoài và chĩa sừng ra như một đội hình chiến đấu, khiến cho hổ, sói phải kinh sợ mà rút lui. Hoặc việc tụ thành đàn lớn khi di chuyển cũng gia tăng sự sống sót của các cá thể, chẳng hạn như khi di chuyển các cá thể chạy theo đàn sẽ có cơ hội sống sót cao hơn những cá thể bị bỏ lại, lạc bầy hoặc tách khỏi đàn. Những loài thú móng guốc khi chạy trốn theo bầy thường chạy sát nhau, nhiều cá thể có chen vào giữa để được an toàn hơn. Loài cừu, mặc dù cũng nhút nhát giống như các loài hươu nai, nhưng chúng lại có bản năng bầy đàn mù quáng, khi hoảng sợ, loài cừu có xu hướng xích lại gần nhau điều này khiến chúng luôn tụ lại với nhau khi hoảng sợ theo kiểu hiệu ứng bầy cừu nhưng đôi khi mang lại hiệu quả vì gây khó cho kẻ ăn thịt khi phải chọn ra một con trong số chúng để tấn công.

Ngoài ra, việc chạy sát nhau tạo nên một dòng di chuyển khí thế không gì cản nổi, có thể thấy điều này ở những đàn ngựa hoang di chuyển, những con sói hay động vật săn mồi khác nếu cố chen vào hoặc ngáng đường thì có nguy cơ bị giẫm đạp, giày xéo không thương tiếc. Hay những con linh dương đầu bò khi di cư chúng tụ lại lên đến hàng triệu con, khi chúng vượt sông, những con cá sấu đang chờ chực, linh dương sẽ đi sát nhau, nếu bị tấn công cả đàn sẽ hoảng loạn và giẫm đạp lung tung, sức mạnh của những vụ giẫm đạp hoảng loạn này có thể làm trọng thương, nhấn chìm cá sấu, làm gãy xương sống của chúng. Hoặc những đàn bò rừng châu Mỹ hoặc đàn trâu rừng châu Phi với số lượng lớn khi di chuyển thì tạo nên một trận cuồng phong không gì cản nổi, mọi thứ ngáng đường đều bị thổi bay, đá phăng đi.

Ngựa là loài to khỏe, chạy nhanh, thường gặm cỏ thành bầy trên các đồng cỏ, chúng tránh kẻ thù bằng cách phi nước đại, với xương bàn chân, ngón chân ít hơn nên các chân trở nên nhẹ hơn vì vậy chạy nhanh hơn để trốn tránh kẻ thù. Chúng thường tụ tập thành bầy để an toàn hơn, đời sống bầy đàn giúp ngựa tránh kẻ thù nhất là đối với ngựa con. Ngựa giao tiếp với nhau để tập hợp đàn, báo nguy cho đồng loại, khi hốt hoảng, chúng đầu ngẩng, đuôi cong, cổ vươn, mũi phồng báo hiệu cho đồng loại. Lợn rừng cũng giống như nhiều loài động vật sống bầy đàn khác là thường liên hệ với nhau bằng âm thanh, lợn rừng sống bầy đàn thường có tập tính cọ xát thân mình vào nhau nhằm tạo mối quan hệ thân thiện, tăng sự tự tin, tính đoàn kết, sức mạnh tập thể và cảm giác an toàn trong bầy[41].

Đàn linh dương đầu bò trên đồng cỏ khô

Nhiều động vật khác loài cũng tụ lại với nhau theo kiểu quan hệ cộng sinh, hội sinh để chống lại kẻ thù, thông thường những con khỉ đầu chó hay nhũng con sóc đất, rái cá cạn thường lẫn vào giữa những đám linh dương, dù sao thì nhiều con mắt trông chừng vẫn an toàn hơn là một vài cặp mắt, nhất là thảo nguyên châu Phi có nhiều dã thú. Ngựa vằn cũng thường trà trộn ra vào đàn sơn dương khi đi kiếm ăn. Các con cua đấm bốc tăng cường sức mạnh bằng cách dụ hải quỳ sống bám trên càng của chúng như găng tay đấm bốc, những vết chích của hải quỳ sẽ giúp cua xua đuổi kẻ thù. Nhiều loài cá cam thích bơi quanh cá mập vì chúng biết sẽ được an toàn trước các loài cá ngừ do cá ngừ thường sợ cá mập.

Cá mòi thường di cư theo đàn, chúng thường bơi với số lượng hàng triệu con, khi gặp kẻ thù hay chướng ngại vật, đàn cá khổng lồ nhanh chóng biến hình. Để chống lại những loài cá lớn như cá mập, cá heo, cá voi hay chim ó bao quanh, đàn cá mòi kết thành khối cầu khổng lồ, đường kính 20m, cuồn cuộn lao đi. Việc di chuyển theo đàn giúp chúng tránh kẻ thù và tăng khả năng sống sót hơn so với việc di chuyển một mình[42]. Đây có thể được coi là bữa tiệc của những loài săn cá mòi, tuy nhiên, bữa tiệc đó không hề dễ để thưởng thức bởi việc di chuyển thành đàn khiến những loài săn cá mòi khó để tấn công chính xác con mồi, dù vây quanh nó toàn là thức ăn[43] những con cá nhỏ thường bơi quanh kẻ săn mồi như một biện pháp tự vệ nếu chúng cảm thấy bị đe dọa[44].

Chúng sống theo bầy đàn để chống lại những kẻ ăn thịt. Di chuyển theo bầy đàn là cách tốt nhất đối với cá mòi nếu chúng muốn sống sót giữa biển cả bao la. Sống thành bầy là một phương pháp tự vệ rất hữu hiệu của cá mòi, vì bầy cá không thể bị cá lớn ăn thịt đến tuyệt giống, chúng sẽ trình diễn một cơ chế phòng vệ đủ để làm nản lòng sự đánh phá ban đầu của kẻ thù, nhưng chỉ một thời gian ngắn. Bằng cách xếp lại gần nhau, toàn bộ khối cá mòi làm giảm thiểu khả năng bị bắt, mỗi cá nhân dễ bị ăn hơn một nhóm lớn và chiến thuật này đủ ngăn cản nhiều kẻ đi săn tiềm năng. Thậm chí chúng còn vây bủa cá cá mập khiến cá mập hoàn toàn không tìm được lối đi sau khi bị đàn cá mòi bao vây trong cuộc di cư thường niên của cá mòi dọc theo bờ biển Nam Phi[45]

Kiến là loài vật đông đảo, chúng có thể cắn người do phản ứng phòng vệ, kiến đốt rất đau và ngứa lâu dài, vết cắn thường sưng tấy. Loài kiến khủng khiếp khác được biết đến là Kiến quân đội châu Phi hay kiến lính châu Phi. Kiến quân đội càn quét khắp châu Phi với những đội quân hùng hậu, nuốt trọn bất kỳ sinh vật sống nào trên đường đi của chúng. Ong là loài vật có hệ thống tổ chức khá chặt chẽ và bài bản. Cách thức tự vệ của ong dựa vào sức mạnh bầy đàn giúp chúng tồn tại. Mỗi tổ ong sẽ chia ra nhiều bộ phận như ong gác tổ, ong thợ, ong chiến đấu, trong đó, quan trọng hơn cả chính là đội quân chiến đấu để bảo vệ tổ. Khi nhận được tín hiệu có kẻ xâm nhập tổ từ ong canh gác, đội chiến đấu lập tức ùa ra bên ngoài và dùng chiếc đuôi có chứa kim nhọn tấn công kẻ thù.

Đánh động

Cảnh vệ
Một con chồn Meerkat đang cảnh giới cho đồng loại của mình ngủ ngon (hình trên). Hươu đốmkhỉ châu Á cùng uống nước để canh chừng cho nhau

Chồn đất Châu Phi (hay còn gọi là cầy vằn, cầy đất) là một loài động vật có vú kích thước nhỏ trong họ cầy mangut. Chúng sống chủ yếu trong các khu vực của sa mạc ở Botswana và Nam Phi, sống ở sa mạc, tập trung theo từng bầy lớn và là loài động vật hết sức cảnh giác với các mối đe dọa bị tấn công trong môi trường sống. Mỗi bầy khoảng từ 20-30 con, cũng có bầy lên đến 50 con. Trong môi trường sống ở châu Phi, số lượng các loài sát thủ săn mồi đáng sợ không hề ít. Do đó, meerkat luôn luôn phải cảnh giác với các mối đe dọa tiềm tàng, đây là loài động vật khá cẩn trọng. Chúng có khả năng nhận thức về mối nguy hiểm bị săn mồi trong phạm vi rộng khi đứng thẳng bằng hai chân sau để quan sát cũng như cảnh báo cho bầy đàn[46].

Một hoặc nhiều chồn đất đứng canh gác trong khi những con khác đang tìm kiếm thức ăn hay đùa nghịch, để cảnh báo khi có nguy hiểm đến gần. Khi một động vật ăn thịt được phát hiện, Meerkat làm lính gác kêu một tiếng cảnh báo, và các thành viên khác của nhóm sẽ chạy và ẩn vào một trong những hốc nhỏ và truyền tin trên toàn lãnh thổ của chúng. Meerkat lính gác là con đầu tiên xuất hiện trở lại từ các hang và tìm kiếm các động vật ăn thịt, liên tục hét để báo cho những con khác dưới hang. Nếu không có mối đe dọa, các Meerkat lính gác dừng tín hiệu lại và những con khác cảm thấy an toàn để xuất hiện.

Những con linh dương giống như hầu hết các con mồi khác thì mắt được cấu trúc ở hai bên hộp sọ do đó trong khi báo săn có tầm nhìn khoảng hơn 200 độ thì việc bố trí hai mắt ở hai bên đầu của linh dương giúp nó giúp nó có tầm nhìn lên đến 270 độ, chỉ cần xoay nhẹ đầu nó có thể quan sát được 360 độ xung quanh ngoài ra mắt của chúng rất nhạy cảm ngay cả với những chuyển động nhỏ nhất của con thú săn mồi do đó khi trong tầm quan sát của linh dương thì phải hoàn toàn bất động vì nếu không, những kẻ săn mồi sẽ bị phát hiện và chúng sẽ báo động cho cả đàn bỏ chạy, linh dương là những con mồi có khứu giác rất nhạy do đó chỉ cần đánh hơi đúng hướng gió là có thể phát hiện nguy hiểm.

Chim hét cao cẳng lông đen trắng là loài chim nhỏ sống thành đàn từ 3-15 con ở sa mạc Kalahari, châu Phi. Chúng sử dụng 95% thời gian săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi dưới cát. Ngược lại, chúng bị săn đuổi bởi các loài chim ăn thịt, động vật có vú, và rắn. Khoảng 30% thời gian, nhóm săn mồi có một lính gác đậu trên cao, tích cực dò tìm động vật săn mồi khác. Lính gác báo cho những con khác biết sự có mặt của nó bằng tín hiệu âm thanh, thường được gọi là "tiếng hót chim canh gác" và nó cũng dùng tiếng kêu này để cảnh báo cho cả đàn[47].

Vì chim hét cao cẳng thường tìm con mồi trong các hốc, chúng không thể xác định sự có mặt của con chim làm nhiệm vụ gác bằng mắt mà không dừng việc săn mồi, tiếng hót của chim canh gác thể hiện hành vi cộng tác. Sự có mặt của con chim canh gác làm tăng tỉ lệ sống sót của những con cùng đàn, từ đó dẫn đến kích thước đàn lớn hơn, đồng thời cải thiện cơ hội sống sót khi bị tấn công hoặc khả năng đẩy lùi đối thủ khỏi lãnh thổ của đàn. Ngược lại, những con chim canh gác cũng có lợi khi tỉ lệ săn mồi thành công của các con cùng bầy tăng. Thêm vào đó, thành viên của một đàn có quan hệ gần gũi vì vậy có chung một lượng gen lớn, các con chim canh gác thu lợi về mặt sinh sản từ tỉ lệ sống sót được nâng cao[47].

Cảnh giác

Sự cảnh giác, nhút nhát, sợ sệt, nhạy cảm là những đặc tính của các con mồi khi có những mối nguy hiểm hay bất an, cảm giác sợ hãi thậm chí còn tồn tại ở loài người. Nỗi sợ là bản năng gốc giúp động vật sinh tồn, giúp nhận thức được hiểm nguy. Nhà tâm lý Susan Jeffers cho rằng: sợ hãi là cảm xúc tiêu cực, xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa, sợ là khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại. Sợ hãi vốn là một cảm tính bản năng của con người, nó cũng rất cần thiết trong cuộc sống và nỗi sợ luôn giúp con người đề cao cảnh giác, phản ứng và trực giác sẽ mách nên chiến đấu hay bỏ chạy, rời xa khỏi nguy hiểm.

Một con linh dương nai đang cảnh giác cao độ, sự cảnh giác và nhút nhát là chìa khóa giúp chúng sống sót vì khả năng nhận ra hiểm nguy

Nhiều loài bò sát nhỏ như rắn và thằn lằn sống trên mặt đất hoặc dưới nước có nguy cơ bị các loại động vật ăn thịt săn bắt và ăn thịt, vì vậy trốn tránh kẻ thù là hình thức phổ biến nhấttrong kỹ năng tự vệ của các loài bò sát. Hầu hết các loài rắn và thằn lằn nhận biết từ dấu hiệu đầu tiên của mối nguy hiểm bằng lông tơ, trong khi đó rùa và cá sấu sẽ lao vào nước và lặn đi mất. Một số loài thú ăn cỏ có xu hướng hoảng hốt và bỏ chạy khi bị giật mình các loài hươu, nai và linh dương Gazen do chúng dễ hoảng sợ và cảnh giác cao độ và sẵn sàng nhảy qua các tường rào cao để tẩu thoát khi có động, hươu hay linh dương là các loài có bước nhảy cao cho phép chúng thoát khỏi những cái hàng rào khá dễ dàng[48].

Hươu mũ lông có ngoại hình đáng sợ với răng nanh nhọn chìa ra tựa như ma ca rồng nhưng chúng khá nhút nhát. Loài hươu này sống rất bí mật, chỉ hoạt động vào lúc bình minh và hoàng hôn. Khi gặp nguy hiểm, chúng phát ra âm thanh giống tiếng chuông báo động để xua đuổi kẻ thù. Cá chép khá tinh vì cả năm cơ quan thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác đều phát triển cho chúng có khả năng cảm nhận tốt, nhờ vậy chúng phát hiện nguy hiểm nhanh và nhậy hơn nhiều so với các loài cá khác. Cá chép còn có sự giao tiếp khá tốt với đồng loại, chúng thông tin cho nhau nơi có thức ăn, mối nguy hiểm và khi mắc lưỡi hay bị thương chúng sẽ tiết ra một loại mùi báo hiệu cho các con chép khác chạy trốn.

Ngựa hoang sống trên thảo nguyên, trong thời xa xưa vừa là đối tượng săn bắt của loài người, vừa là thức ăn của các loài thú dữ như hổ, báo, chó sói, sư tử, ngựa có rất nhiều thù địch chung quanh rình rập ăn thịt như cọp, sư tử, beo, gấu, chó sói, chúng không giống như trâu rừng có thể dùng sừng để quyết đấu khi bị dồn đến bước đường cùng nên biện pháp đối phó duy nhất là bỏ chạy thoát thân, tẩu thoát. Đó là nguyên nhân khiến cả đêm lẫn ngày, chúng phải đứng ngủ, đồng thời luôn dùng đôi tai, chiếc mũi rất thính nhạy để đề cao cảnh giác. Tập tính, thói quen ngủ đứng của ngựa vẫn được bảo tồn, phát huy đến ngày nay.

Khi cảm thấy bị đe dọa, ngựa kinh hoàng, ngẩng đầu cao, hai tai vểnh sang hai bên, thấy kẻ thù nguy hiểm thìchạy trốn. Nếu không chạy kịp, hay có ngựa con bên cạnh thì nó đứng dựng lên, sẳn sàng chiến đấu. Trong trường hợp nghi ngờ, phân vân thì một tai hướng về phía trước, tai kia hướng về phía sau để quyết đoán có kẻ thù hay không. Khi hoảng sợ thì đá hậu, tức giận thì dướn miệng, nhe răng, tai cụp về phía sau. Loài ngựa có cách giao cảm với đồng loại qua một loại âm thanh phát từ miệng như thở phì trong lúc đầu gật lên gật xuống (tỏ sự hoan hỉ), hay thở dài như cằn nhằn (chán ngán trở lại làm việc), chân đập vào đất (đòi ăn), hí dài (báo động nguy hiểm).

Lãnh thổ

Bài chi tiết: Lãnh thổ động vật
Hà mã đang há mồm rộng ngoắc, chúng có thể đánh gãy đôi con cá sấu bằng một cú ngoạm

Cấm xâm phạm lãnh thổ là một trong những chiến lược đáp trả chủ động thông qua hành vi và thái độ hung hăng, nhiều loài chọn sống trong một khoảng không gian tối thiểu. Kẻ nào xâm nhập ranh giới này sẽ bị tấn công ngay. Cá lịch chỉ sống quanh quẩn trong hang, từ cửa hang, chúng nhìn ngắm thế giới, nhưng bằng đôi mắt kém nên dễ trở nên hung hăng hơn, khi sơ ý chạm tay vào cửa hang, cá lịch cắn ngay, vết cắn rất độc, lâu lành. Cá phẫu thuật là động vật ăn rong, thường lui tới vùng nước không sâu lắm, đặc biệt ở vùng san hô, nơi có nhiều loài rong ngắn, thay vì di chuyển theo đàn, chúng lại rải ra, mỗi con bảo vệ một vườn rong rộng vài mét vuông. Chúng phục kích chớp nhoáng, đuổi kẻ xâm lược, vũ khí là "dao mổ" ở hai bên cuối đuôi.

Hà mã là một trong những sinh vật hung hăng nhất trên thế giới và thường được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi cũng như trên thế giới[49] Hà mã đực rất tích cự bảo vệ lãnh thổ của nó, vốn dọc theo các bờ sông hay bờ hồ. Con cái cũng được biết đến là rất hung dữ nếu cảm nhận một sự xâm nhập của ai đó giữa nó và các con, con nhỏ vẫn ở dưới nước khi nó lên bờ tìm thức ăn. Hà mã đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ của chúng và động đến con cái của chúng, thổ dân châu Phi rất dễ mất mạng khi vô tình xâm phạm lãnh thổ của hà mã, chúng sẽ rượt đuổi, kéo họ xuống đầm, cắn nát thuyền và cắn nát cả đầu của họ. Không nên trêu chọc một con hà mã, nhất là khi chng đang nhấm nháp bữa ăn trưa[50].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cơ_chế_tự_vệ_của_động_vật http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-giao-va-doi... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-la-chuyen... http://www.on-the-matrix.com/africa/buffalo.asp http://idea.ucr.edu/documents/flash/antipredatory_... http://citinews.net/khoa-hoc/ly-do-ong-gia-noel-ch... http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/thi-anh/dan-... http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/lung-mat-bao-g... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ca-gan-khieu... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/ca... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc...